Từ phía Nam đèo Ngang – Hoành sơn đi dần dần vào đến Cà Mau, Hà Tiên, dân Việt thực hiện cuộc di dân có tính tổ chức bắt đầu từ năm 1623 khi quốc vương Chân Lạp Chei-Chetta II (1568-1635) di dân lập dinh điền ở Mô Xoài (Mỗi Xuy) gần Bà Rịa. Từ đó, dân Việt Nam Khai khoang lập ấp trên các vùng cứ địa nhưng màu mỡ như “ Tằm ăn lá dâu” ngày càng đông.
Đến năm Mậu Thân 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (Kính 1650-1700) lấy xứ Sài Côn lập huyện Tân Bình tức Gia Định ngày nay. Sang thế kỷ XVIII, nhiều thôn ấp phát triển, làng xã được thành lập, như xã Tân Sơn Nhất, Tân Sơn Nhì ra đời năm 1749 (Huỳnh Lứa “ Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” nhà xuất bản Tp.Hồ Chí Minh, 1987, trang 144, 146) Sinh sống trong các xã thôn, có những người Công Giáo làm nương rẫy, trồng lúa nước. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, nông dân còn lập vườn cây ăn trái, trồng mít, trồng xoài. Cũng có những giống cây mới từ nước ngoài đưa vào như măng cụt, được Đức cha Bá Đa Lộc đem từ đảo La Sonde ở mạn nam Indonesia trồng thử vào cuối thế kỷ XVIII (Huỳnh Lứa “ Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” nhà xuất bản Tp.Hồ Chí Minh, 1987, trang 144, 146).
Đức cha Bá Đa Lộc, tên Pháp là Pigneau De Béhaine, vị giám mục thứ 7 giáo phận Đàng Trong (1771-1799), trong thời gian lưu trú tại Thị Nghè, từ tháng 7/1789, thường tới vùng Chí Hòa thuộc xã Tân Sơn Nhất. Đức cha có gặp một số giáo dân đi làm rẫy sinh sống tại đây, thường chiều tối tụ tập nhau đọc kinh. Đức cha quy tụ giáo dân dựng lên một nhà nguyện. Đức cha cũng nhường một vùng đất cao ráo làm nơi nghỉ mát của Đức cha, nơi đây khí hậu mát mẻ, quang cảnh đẹp, tĩnh mịch
Là một người ưa thích trồng các loại cây ăn trái, Đức cha đem các giống xoài về trồng chung quanh nhà nghỉ mát, nhà nguyện, rồi cho trồng khắp vùng Chí Hòa. Sau này, người ta còn thấy nhiều gốc xoài rất lớn 50-60 năm tuổi xung quanh nhà thờ Chí Hòa ( theo tư liệu của ông Lêô Nguyễn Văn Quý, thư ký Tòa Giám mục Sài Gòn)
Thuở ấy, một vùng rộng lớn từ Chí Hòa, Hòa Hưng vòng lên đến Phú Nhuận là vùng hoang vắng, người ta trồng cây ăn trái. Khu vực ngày nay dân gian gọi là “Lăng Cha Cả” ngày xưa um tùm rừng mít, rừng xoài, dân gian gọi vùng trồng xoài rộng lớn là “Vười Xoài”những nơi gò cao cũng trồng xoài gọi là “Gò Xoài”. Địa danh Vườn Xoài xuất hiện và tham dự vào lịch sử Giáo hội kể từ đó
BẢN ĐỒ
Mapstore.vn công cụ cập nhật địa chỉ các dịch vụ và shop bán hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn miễn phí. Đăng ký ngay